Văn phòng: Phòng 413, Tầng 4, Nhà C 12 tầng, Khu A - Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Địa chỉ: Số 18, phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 02438388027

Email: khoangthach-diahoa@humg.edu.vn

 

I. Thông tin chung

1. Giới thiệu

Bộ môn Khoáng Thạch và Địa hóa tiền thân là Bộ môn Khoáng Thạch được thành lập năm 1966 từ hai nhóm Tinh thể - Khoáng vật và Thạch học của Bộ môn Địa chất thăm dò. Qua hơn 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, bộ môn Khoáng Thạch và Địa hóa đã trở thành bộ môn cơ sở vững mạnh của Trường Đại học Mỏ - Địa chất, tham gia đào tạo các ngành: Đá quý, đá mỹ nghệ; Địa chất học; Du lịch Địa chất; Địa kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật Địa chất (chuyên ngành Kỹ thuật Địa chất, Nguyên liệu khoáng, Địa chất công trình, Địa chất thủy văn, Địa chất thăm dò); Địa sinh thái; Địa chất dầu khí; Địa vật lý; Tuyển khoáng; Tin học địa chất…

Các thế hệ cán bộ của Bộ môn qua các thời kỳ đã phấn đấu trải qua mọi khó khăn, thiếu thốn trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, xây dựng nên một tập thể đoàn kết nhất trí, có bản lĩnh chính trị, giỏi về chuyên môn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ phục vụ sản xuất cho các địa phương, góp phần to lớn vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của trường Đại học Mỏ - Địa chất cũng như sự phát triển của đất nước.

2. Cơ cấu cán bộ, viên chức trong đơn vị

Đội ngũ cán bộ của bộ môn hiện tại gồm 8 người, trong đó có 03 TS, 01 GVC.ThS, 03 ThS và 01 KS.

3. Cơ sở vật chất và phòng thí nghiệm

Bộ môn quản lý 01 văn phòng và 05 phòng thí nghiệm - thực tập (phòng mẫu tinh thể- khoáng vật, phòng mẫu thạch học với bộ mẫu phong phú và thường xuyên được bổ sung, phòng kính hiển vi phân cực, phòng gia công mẫu, phòng phân tích, kiểm định đá quý, đá mỹ nghệ thuộc khu phân tích chất lượng cao của Nhà trường).

4. Hoạt động chính và những kết quả đạt được

- Công tác đào tạo:

Ngành Đá quý, đá mỹ nghệ

Ngành khác trong Khoa và Nhà trường

Các môn học giảng dạy bậc đại học: Tinh thể-khoáng vật (7040311), Tinh thể - Khoáng vật + TN (7040311), Thạch học 1 (7040305), Thạch học 2 (7040306), Thạch học magma và biến chất (7040307), Thạch luận magma biên chất (7040309), Thạch học kỹ thuật (7040311), Địa hoá học (7040301), Địa hoá môi trường (7040302), Thạch học trầm tích (7040308), Địa hoá chuyên ngành (7040314), Khoáng vật sét (7040304),

Đào tạo sau đại học:

Cao học chuyên ngành Khoáng vật học - Địa hóa học - mã ngành 84.402.05 và

Tiến sĩ chuyên ngành Khoáng vật học - Địa hóa học mã ngành 94.402.05.

 - Nghiên cứu khoa học:

Đề xuất và triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu:

Thạch luận: Nghiên cứu thạch địa hóa và nguồn gốc của các đá magma và biến chất ở Đông Bắc và Tây Bắc Bắc Bộ, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên liên quan đến các loại hình khoáng sản có giá trị (các kim loại hiếm, các đá quý, đá mỹ nghệ...)

Thạch học trầm tích: tập trung vào các trầm tích hiện đại ở các đồng bằng ven biển Bắc Bộ và Trung bộ

Thạch học ứng dụng: nghiên cứu thạch học phục vụ thăm dò và khai thác các nguyên liệu khoáng: volastonit, các khoáng vật cao nhôm, perlit, bazan và tro núi lửa, diatomit....

Nghiên cứu địa hóa –khoáng vật của các khoáng hóa sulphur ở Đông Bắc Việt Nam

Nghiên cứu phân bố và ứng dụng các khoáng vật sét phục vụ cho các lĩnh vực vật liệu xây dựng, sứ gốm, lọc tẩy...

Nghiên cứu địa hóa phục vụ cho công tác tìm kiếm quặng ẩn; địa hóa môi trường đất, môi trường nước, địa hóa môi trường khai thác mỏ...

Các đề tài NCKH đã và đang thực hiện

TT

Tên đề tài, dự án. Người chủ trì

Thời gian thực hiện

 

Các đề tài NCKH cấp Bộ

 

1

“Nghiên cứu đặc điểm địa hoá môi trường các thành tạo trầm tích tầng mặt khu vực Tây Nam hạ lưu Sông Đáy”. Mã số B2010-0209. Đặng Thị Vinh

2010-2012

2

“Nghiên cứu hành vi của nguyên tố Flo trong đất, đá, nước trong nguồn nước sinh hoạt khu vực huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà”. Mã số B2010-02-82. Vũ Lê Tú

2010-2012

3

“Nghiên cứu đặc điểm địa chất Đệ tứ, địa mạo, tân kiến tạo vùng ven biển Bắc bộ và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng". Mã số CTB-2012-02-01. Lê Tiến Dũng

2012-2014

4

“Nghiên cứu địa chất, thạch luận các đá metacarbonat và mối liên quan của chúng với khoáng sản khu vực Tây Nghệ An và khối nhô Kon Tum”. Mã số: B2013-02-13. Phạm Thị Vân Anh

2013-2015

5

“Nghiên cứu sử dụng đá perlit và tro bụi thủy tinh núi lửa để làm vật liệu xử lý ô nhiễm nước và hỗ trợ chăm sóc cây trồng”. Mã số:   B2016-MDA-04-ĐT. Nguyễn Khắc Giảng

2016-2018

6

Nghiên cứu đánh giá tình hình khai thác sử dụng đất nông nghiệp và các tai biến thiên nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp bền vững tại khu vực trung du và miền núi phía Bắc". Mã số CT.2019.01.01. Tô Xuân Bản

2019-2020

 

Các đề tài NCKH cấp trường

 

1

“Nghiên cứu các quá trình biến chất trao đổi trong một số khu mỏ đất hiếm vùng Tây Bắc, xác lập mối liên quan của chúng với quặng hóa”; Mã số:T11-05. Phạm Thị Vân Anh

2011

2

“Nghiên cứu đặc điểm thành phần vật chất và chất lượng của các đá carbonat khu vực Đồng Hỷ-Võ Nhai, Thái nguyên nhằm định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên”. Mã số T12-36. Nguyễn Trung Thành

2012

3

“Thành lập atlat và bổ sung các mẫu trầm tích điển hình khu vực Tây Bắc Việt Nam phục vụ công tác giảng dạy”. Mã số T13-21. Lê Thị Ngọc Tú

2013

 

Đề tài NCKH cấp tỉnh

 

1

“Nghiên cứu tổng hợp tài nguyên nước dưois đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Điều tra chi tiết hoá phục vụ cấp nước cho một số khu vực trọng điểm”. Lê Tiến Dũng

2010-2011

2

"Nghiên cứu đánh giá tiềm năng dải khoáng hoá Au- Cu- Mo ở Sa Thày- Đăk Tô để phục vụ cho việc quy hoạch, đầu tư khai thác khoáng sản hợp lý tỉnh Kon Tum". Lê Tiến Dũng

2010-2012

3

“Điều tra đánh giá tổng hợp điều kiện địa chất tự nhiên, môi trường khu vực Cồn Nổi và vùng đất ngập nước ven biển trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng”.  Lê Tiến Dũng

2012-2013

4

“Nghiên cứu đánh giá tiềm năng đá mỹ nghệ tỉnh Kon Tum phục vụ quy hoạch thăm dò, khai thác”. Nguyễn Khắc Giảng

2012-2015

5

“Nghiên cứu đánh giá tiềm năng đá mỹ nghệ tỉnh Kon Tum phục vụ quy hoạch thăm dò, khai thác”. Nguyễn Khắc Giảng

2012-2015

6

“Xây dựng mô hình cấp nước hợp vệ sinh bằng nguồn nước dưới đất cho các cụm dân cư nghèo thuộc các xã vùng cao Phú Long, Nho Quan, Ninh Bình”. Lê Tiến Dũng

2016-2017

7

“Nghiên cứu, điều tra, đánh giá tiềm năng trữ lượng và chất lượng nước ngầm, điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình phục vụ xây dựng phát triển công viên động vật hoang dã Quốc Gia tại Ninh Bình”. Lê Tiến Dũng

2016-2017

9

“Nghiên cứu dự báo quá trình bồi tụ và đề xuất giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường nhằm khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên bãi bồi vùng ven biển huyện Kim Sơn – Ninh Bình”. Tô Xuân Bản

2018-2020

10

"Ứng dụng phương pháp mô hình hóa trong công tác quản lý, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường nước ngầm, nước mặt các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”. Phạm Trường Sinh

2018-2020

 

 - Quan hệ hợp tác Quốc tế, Doanh Nghiệp và Đào tạo:

Hợp tác với các Trường Đại học Erlagen (CHLB Đức), Trường Đại học Curtin (Australia), Trường Đại học Địa chất Trung Quốc (Bắc Kinh), Viện Địa chất và Địa Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Trường Đại học Địa chất Thăm dò Matxcơva (Cộng hòa liên bang Nga); Trường Đại học Khoa học và Công Nghệ AGH Ba Lan, Trường Đại học Birmingham (Vương quốc Anh), Hội địa chất London (Vương quốc Anh), Hội địa chất thủy văn thế giới (IAH).

- Tài liệu sách, Giáo trình, Bài giảng:

Sách

1. Khoáng vật học. Hoàng Trọng Mai. Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp, 1970.

2. Quang học tinh thể và kính hiển vi phân cực. Quan Hán Khang. Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp. 1972.

3. Một số vấn đề hình học tinh thể vĩ mô và vi mô dưới quan điểm toán học. Nguyễn Tất Tùng. NXB: Giao thông vận tải. 2005.

4. Giáo trình Tinh thể- Khoáng vật. Nguyễn Khắc Giảng (cb), Nguyễn Văn Bình. NXB: Khoa học và Kỹ thuât. 2016.

5. Thạch học đá trầm tích (tập I + tập II). Phạm Huy Tiến, Trịnh Ích. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 1984.

Giáo trình

1. Giáo trình Hướng dẫn thực tập tinh thể. Nguyễn Tất Tùng, Nguyễn Tất Trâm. 2002.

2. Giáo trình Khoáng vật học nguồn gốc (dùng cho học viên cao học). Nguyễn Văn Bình. 2010.

3. Giáo trình Địa hóa ứng dụng. Nguyễn Khắc Giảng. 2015

4. Giáo trình Địa hóa nguyên tố. Nguyễn Khắc Giảng, 2016

5. Giáo trình Khoáng vật ứng dụng. Nguyễn Khắc Giảng, Đặng Thị Vinh. 2018

6. Giáo trình Địa hóa biển. Nguyễn Khắc Giảng, 2018

7. Giáo trình Thạch học kỹ thuật. Đỗ Đình Toát, Phạm Văn Trường, Đỗ Văn Nhuận. 2009.

8. Giáo trình Thạch luận đá biến chất. Lê Tiến Dũng. 2010

9. Giáo trình Thạch học chuyên ngành. Lê Tiến Dũng. 2012.

10. Giáo trình Núi lửa học hiện đại và khoáng sản liên quan. 2012

11. Giáo trình Thạch luận đá magma. Lê Tiến Dũng, Phan Trường Thị. 2012

Bài giảng

1. Bài giảng Địa hóa đồng vị và ứng dụng trong luận giải địa chất. Phạm Tích Xuân, Nguyễn Khắc Giảng. 2016.

2. Bài giảng Địa hóa môi trường (dùng cho sinh viên ngành Địa chất và Địa sinh thái). Nguyễn Khắc Giảng. 2010.

3. Bài giảng Địa hóa (dùng cho sinh viên ngành Địa chất). Nguyễn Khắc Giảng. 2015.

4. Bài giảng Vỏ phong hóa- các phương pháp nghiên cứu và ứng dụng. Nguyễn Khắc Giảng. 2012.

5. Bài giảng Khoáng vật và Địa hóa các quá trình nhiệt dịch (dùng cho NCS ngành Khoáng vật và Địa hóa học). Nguyễn Khắc Giảng. 2016.

6. Bài giảng môn học Khoáng vật chuyên ngành (dùng cho sinh viên chuyên ngành địa chất và nguyên liệu khoáng). Nguyễn Khắc Giảng. 2014.

7. Bài giảng Phân tích bể. Đỗ Văn Nhuận, Hoàng Văn Long, Phan Trung Điền. 2016.

- Công tác đoàn thể:

 Quan tâm sát sao đến đời sống, tâm tư tình cảm của cán bộ viên chức trong Bộ môn. Tổ chức thăm hỏi, động viên tặng quà với các gia đình các cán bộ đã từng công tác tại Bộ môn đã nghỉ hưu. Động viên, trao tặng phần thưởng cho cán bộ viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thăm hỏi hiếu hỷ trong Bộ môn, Khoa, Trường và các đơn vị đối tác.  

- Công tác và hoạt động sinh viên:

Tổ chức du lịch địa chất cho sinh viên Khoa địa chất (câu lạc bộ Địa chất), giới thiệu về đặc điểm địa chất, kiến tạo, thành phần thạch học các đá khu vực Ninh Bình, Nam Định. 2014-2015.

Hướng dẫn các nhóm sinh viên NCKH các năm đi khảo sát thực địa, lấy mẫu trực tiếp, gia công và phân tích trực tiếp tại phòng thí nghiệm Bộ môn Khoáng Thạch và Địa hóa.

Tổ chức, liên hệ địa điểm thực tập tốt nghiệp với các sinh viên làm đồ án tốt nghiệp tại Bộ môn.

5. Mục tiêu và định hướng phát triển

Công tác đào tạo:

Bổ sung, tăng cường sách, tài liệu, giáo trình bài giảng chuyên môn, tài liệu tham khảo làm phong phú nội dung chươn trình

Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu: củng cố các phòng thực tập mẫu, phòng thực tập kính hiển vi, bổ sung các thiết bị học tập và thí nghiệm như kính hiển vi, các máy đo..

Tăng cường tính tự học, tự chủ của người học, tính dẫn dắt của người dạy, đáp ứng nhu cầu chất lượng ngày càng cao đáp ứng được các yêu cầu về đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, hội nhập với đào tạo của khối Asean và quốc tế.

 Công tác cán bộ:

Tăng cường cả về lượng và chất đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất, đảm bảo đến năm 2020 đáp ứng được các yêu cầu về đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, hội nhập với đào tạo của khối Asean và quốc tế do Nhà trường đặt ra. Cụ thể:

Duy trì đội ngũ cán bộ của Bộ môn ở quy mô 10 -12 người.

Các cán bộ của Bộ môn là NCS hoàn thành chương trình đào tạo, bảo vệ luận án và hoàn thành trong thời hạn sớm nhất.

Nâng cao trình đô chuyên môn và ngoại ngữ của các cán bộ: đến năm 2020 ít nhất 70% cán bộ Bộ môn có trình độ tiến sĩ. Tất cả các cán bộ phải có ít nhất 1 ngoại ngữ trình độ B1 theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tất cả các môn học của Bộ môn phụ trách phải có giáo trình cấp nhà xuất bản hoặc cấp trường.

Đề tài công trình NCKH và Dự án:

Tích cực tham gia các đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên-khoáng sản và môi trường (các chương trình nghiên cứu triển khai như chương trình Tây Bắc, Tây Nguyên, chương trình Biển và Hải đảo, chương trình ứng dụng công nghệ vũ trụ trong quản lý tài nguyên thiên nhiên...)

Đề xuất, chủ trì và tham gia các đề tài cấp bộ và cấp tỉnh trong lĩnh vực đánh giá, thăm dò và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường (cố gắng thực hiện mỗi năm 1-2 đề tài cấp bộ/tỉnh).

Tích cực tham gia và phối hợp với các cơ sở sản xuất triển khai các đề tài nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới và vật liệu truyền thống (perlit, tro núi lửa, puzơlan, sét...) trong các lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp và môi trường.

Quan hệ hợp tác Quốc tế, Doanh Nghiệp và Đào tạo:

Tăng cường quan hệ quốc tế với các đơn vị, trường đại học, viện nghiên cứu, các sở ban ngành tại các tỉnh đã có truyền thống; tìm kiếm, hợp tác với các đơn vị mới có liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành trong và ngoài nước.

 Tài liệu sách, Giáo trình, Bài giảng:

Cập nhật, hiệu chỉnh các giáo trình bài giảng đã có. Bổ sung thêm các tài liệu giáo trình bài giảng, tăng tính hội nhập quốc tế về chuyên ngành.

Công tác đoàn thể:

Tăng cường công tác đoàn thể, quan tâm sâu sát đến đời sống, tâm tư tình cảm của cán bộ viên chức Bộ môn

Công tác và hoạt động sinh viên:

Phối hợp chặt chẽ với Trường, Khoa và các Bộ môn khác trong khoa về các hoạt động liên quan đến sinh viên; Hợp tác với với sinh viên theo phương châm: đối tác chiến lược, khách hàng dịch vụ giáo dục đào tạo.

6. Khen thưởng

1. Bằng khen của Bộ trưởng số 204/GD-ĐT ngày 01 tháng 11 năm 1885 (Bộ trưởng GS. Nguyễn Đình Tứ đã ký).

2. Bằng khen của Bộ trưởng số 2823/GD-ĐT ngày 05 tháng 7 năm 2000 (Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đã ký).

3. Bằng khen của Bộ trưởng số 1980/GD-ĐT ngày 23 tháng 4 năm 2004 (Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đã ký).

II. Ban lãnh đạo Bộ môn

- Trưởng Bộ môn: TS Tô Xuân Bản

- Phó trưởng Bộ môn: TS Nguyễn Hữu Trọng

III. Các thành viên Bộ môn

1. TS Tô Xuân Bản

2. GVC.ThS Phạm Thị Vân Anh

3. TS Đặng Thị Vinh

4. ThS Lê Thị Ngọc Tú

5. KS Phạm Trường Sinh

6. ThS Nguyễn Trung Thành 

7. TS Nguyễn Hữu Trọng.

8. ThS Hà Thành Như

IV. Liên kết ngoài

- Liên kết trong nước: Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Viện Địa chất-Viện Khoa học công nghệ quốc gia, Viện Khoa học Địa chất và khoáng sản, Viện Dầu khí Việt Nam, Liên đoàn Địa chất xạ hiếm, Liên đoàn Địa chất hợp tác với nước ngoài, Liên đoàn Bản đồ Địa chất; Liên đoàn Địa chất Trung trung bộ, các sở KH&CN Quảng Trị, Kon Tum, Bình Định, Bắc Kạn, Phú Thọ, Hòa Bình, Ninh Bình, Nam Định; các sở Tài nguyên–Môi trường Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nam Định, Bắc Giang, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hòa Bình. Các công ty, tập đoàn: Công ty Tập đoàn Khoáng sản Á Cường, Công ty Anh Phong, Công ty Cổ phần Khoáng sản và Thương Mại Thái Nguyên, Công ty Xây dựng Hà Trang.

- Liên kết quốc tế: hợp tác với các Trường Đại học Erlagen (CHLB Đức), Trường Đại học Curtin (Australia), Trường Đại học Địa chất Trung Quốc (Bắc Kinh), Viện Địa chất và Địa Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Trường Đại học Địa chất Thăm dò Matxcơva (Cộng hòa liên bang Nga); Trường Đại học Khoa học và Công Nghệ AGH Ba Lan, Trường Đại học Birmingham (Vương quốc Anh), Hội địa chất London (Vương quốc Anh), Hội địa chất văn thế giới (IAH).